Ông Tổ Của Nghề Kềm Cắt Móng Tỉnh Bến Tre - Ông Võ Văn Bão

Ngày đăng: 02:32 AM, 17/05/2017 - Lượt xem: 1.8k

Ông Năm Bang nói với Ông Tư Bão: “Anh xem, nghiên cứu tự làm loại kềm giống như cây nầy được không? Vì mài nó hoài không còn cái mũi như xưa mà chỉ hàn gắn cái mũi khác rồi mài dùng tiếp thôi !”

     Ông Tổ của nghề kềm cắt móng tỉnh Bến Tre

 


GIỖ TỔ NGHỀ KỀM 25-05AL:

Giỗ Tổ Nghề Kềm Cắt Móng Huyện Giồng Trôm Tỉnh bến Tre

 

 

 

Ông là Võ Văn Bảo (Ông Tư Bảo) sinh năm 1924 tại xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm; thuở nhỏ sống trong một gia đình nông dân, có nhiều anh em nên ông chỉ học được lớp ba trường làng, đến năm mười tám tuổi ông bắt đầu học nghề thợ mộc chuyên đóng các loại bàn, tủ, ghế kiểu xưa cho đến các loại hiện đại ngày nay; Ông tự đóng cả các cây đàn như: Ghita cổ nhạc, Ghita tân nhạc, Mandolin, Banjo (loại đàn đóng thùng giống mandolin nhưng bằng nhôm) mà năm 1950 khi tham gia hội chợ, đấu xảo tại bờ hồ Trúc Giang - Bến Tre cả 4 cây đàn của ông đều được Ban tổ chức hội chợ Kermesse tặng giấy khen; lúc ấy có một phóng viên người Pháp hỏi ông đóng đàn mà có biết chơi đàn không? Ông nói biết và cầm đàn lên đánh, người phóng viên dùng máy quay phim ông (phim nhựa trắng đen) để mang về tận bên Tây.

Cứ thế, cuộc đời người thợ mộc cứ quanh quẩn hàng ngày phải cưa, phải đục, phải bào suốt hơn ba mươi năm trôi qua để làm lụn kiếm miếng cơm manh áo nuôi vợ và 10 đứa con, nhưng trong đầu ông lúc nào cũng luôn suy nghĩ cái hay, cái mới; sáng tạo cho nghề nghiệp, cho đời, cho mọi người những sản phẩm tốt về chất lượng, đẹp về mẫu mã, mới về hình dáng; trong nhà ông lúc nào cũng có đầy đủ các dụng cụ cho công việc.

 Cơ duyên nghề nghiệp

 Đầu thập niên 60 vợ chồng ông Mai Văn Hầu quê tại xã Lương Quới, bà con cô cậu ruột cùng ông Võ Văn Bảo và ông Võ Văn Bang (Năm Bang) là chủ tịch Hiệp hội uốn tóc ở Sài gòn, có thẩm mỹ viện ở đường Lê Thánh Tôn, quận 1- TP.HCM; ông Năm Bang là thợ uốn tóc và là người chuyên mài kềm cắt móng, kéo cắt tóc cho thợ tại đây. Đến năm 1969-1970 lượng kềm kéo mài ngày càng nhiều mà người ta phải đến nhà riêng của ông Năm Bang để mài. Cuối năm 1974 Ông làm không kịp cho khách, đặc biệt là mài kềm cắt móng tay cho phụ nữ; bởi vì lúc nầy cây kềm được nhập từ bên Pháp hay Đức quốc có ít, giá rất cao nên chỉ cứ mài tới mài lui để sử dụng kềm cũ thôi; Ông Năm Bang nói với Ông Tư Bảo: “Anh xem, nghiên cứu tự làm loại kềm giống như cây nầy được không? Vì mài nó hoài không còn cái mũi như xưa mà chỉ hàn gắn cái mũi khác rồi mài dùng tiếp thôi !”

Ông Tư Bão dùng cây kềm cũ đục tháo ra xem, suy nghĩ phải có dung cụ nào để chế nó như khoan, đá mài… tìm cho đuợc loại vật liệu bén tốt, tương tự, một kim loại thích hợp làm kềm mà khi bấm nó không cong, không quẹo; đó là loại lò xo từ ghế các xe hơi, xe reep, có đường kính bằng chiết đũa; Ông rèn xong rồi dùng búa đập gò dần dần có hình dáng giống cây kềm, vừa với tầm tay, sau đó đục, dùng khoan để khoét, dùng đá mài quay tay mài bén để thành cây kềm cắt móng cho phụ nữ như ngày nay. Trong quá trình mằn mò Ông còn làm ra cái kéo răng để cắt tóc, kéo nhỏ cắt chỉ thêu, cái kéo cắt da khi làm móng; ngày cuối cùng để hoàn tất cây kềm cắt móng đầu tiên là ngày 25 tháng 4 năm 1975, đúng một tuần lễ sau thì Miền nam hoàn toàn giải phóng mà ông nhớ mãi không bao giờ quên.

Tài không thắng thiên

 Sau ngày Miền nam hoàn toàn giải phóng Ông không làm kềm nữa; vì lúc nầy giới phụ nữ không còn dùng kềm để làm móng, rồi vài năm sau tiếp đến là thanh niên không để tóc dài nên cái kéo răng lược cũng không làm được nên ông bỏ hẳn luôn; từ đó ông quay lại nghề thợ mộc đóng đồ đạc và làm nhà dựng cửa.

Đến năm 1978, tại TP.HCM nhu cầu sử dụng cây kềm kéo có trở lại Ông tiếp tục làm mỗi ngày chừng 10-15 cây kềm kéo, vật liệu bây giờ không phải dễ tìm có cái lò xo trong xe mà ông bắt đầu thu mua từ các miểng bom; lên thành phố Hồ Chí Minh mua các mảnh phế liệu được tiện bỏ từ cái giò dĩa xe đạp; về phải rèn, mài, giũa nhỏ lại; xong 1-2 tuần chở lên Thành phố Hồ Chí Minh  để mướn xi mạ bán cho các tiệm làm móng, uốn tóc; cuộc sống cũng đỡ hơn quần quật với nghề thợ mộc, suốt ngày phải cưa, phải đục, phải bào...

Sau nầy, mãi đến năm 1985 thời thế đã thay đổi, ông Tư Bảo nói: Tài  không thể thắng thiên; nghề làm kềm kéo làm trở lại được thì sức ông đã già, mắt đã kém, tay yếu, ông không làm được nữa. Hiện nay trong gia đình gồm con, rễ, cháu, chắt có gần 24 người nối nghiệp ông; mỗi ngày, mỗi người kiếm được trung bình khoảng 50.000 đồng; người con thứ ba là anh Võ Văn Thống được công ty Nguyễn Đình (Q.Bình Thạnh,TP.HCM) và cơ sở Anh Sơn (Q.4, TP.HCM) hợp đồng anh để chuyển giao công nghệ, người con thứ tư là Võ Văn Nhứt được công ty kềm Nghĩa thuê dạy lại tay nghề cho công nhân được trả lương cao, đứa con rễ thứ sáu có thành lập HTX để sản xuất và tiêu thụ kềm kéo, kể cả xuất khẩu nhưng cũng không thế nào cạnh tranh được với các công ty ở Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù tại các xã Mỹ thạnh, Lương Hoà, Lương Quới huyện Giồng trôm đã có hơn 76 cơ sở, hơn 490 công nhân sản xuất kềm, hàng ngày làm các công đoạn thô sơ, sau đó chở lên giao hàng công ty kềm Nghĩa để làm lại công đoạn cuối là xi mạ, đóng bao bì xuất khẩu nhiều nước trên thế giới; chưa kể đến hàng ngàn công nhân nghề kềm các cơ sở khác có tại các tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh.

 Xu hướng phát triển cây kềm cắt móng

 Hiện nay, cây kềm cắt móng được sử dụng phổ biến, đặc biệt là do cách sử dụng kềm mỗi người mỗi cây để phòng ngừa lây nhiễm HIV nên tiêu thụ rất mạnh; nghề làm kềm cũng được nhiều nơi sản xuất, quy trình sản xuất được chia  ra làm nhiều khâu, mỗi người một việc nhưng năng suất làm kềm đã tăng gắp 3-4 lần ngày xưa; tiền công được tính bằng từng công đoạn; công đoạn nào cũng rất quan trọng như: dập ra hình dáng, lăn trong đá mài tròn lại, khoan lỗ, đóng ráp thành cây kềm, tán ốc, dập cán cong lại, mài mũi bén nhọn, khoét lỗ, đóng chốt, mài bén, xi mạ, gắn lò xo; công đoạn nào cũng được làm bằng điện, có moteur nhưng đặc biệt mẫu mã cây kềm vẫn giống hệt cây kềm ông Tư Bảo làm bằng tay ngày xưa .

Ông Tư Bảo đã bước sang tuổi 84, già yếu, chỉ sống nhờ vào các con phụng dưỡng như mức sống của người thợ thủ công mà trước đây chỉ tay làm hàm nhai. Ông nói : "Tôi ráng giữ gìn sức khỏe để sống hơn 100 tuổi, xem nghề kềm kéo nó phát triển đến đâu và con cháu mình có làm gì hơn để có ăn có mặc chớ bây giờ vẫn còn nghèo quá ! Năm nay tụi nó sẽ làm lễ ăn mừng thọ cho tôi và kỹ niệm 33 năm ngày có cây kềm đầu tiên. Tôi sẽ mời một số anh em đến chơi và kể chuyện cho họ nghe sự khéo léo, tỷ mỹ, cần mẫn, chịu khó của những người thợ thủ công thuở nhỏ hàn vi mà chúng tôi đã từng đi qua".

Ngày nay, nhiều người trong nghề, kể cả anh Tuấn giám đốc công ty kềm Nghĩa thỉnh thoảng có đi qua lại và đến thăm Ông Tư Bão, thường gọi Ông Tư là ông tổ làm ra cây kềm cắt móng ngày nay.

Do tuổi cao, sức yếu, Ông Võ Văn Bảo (Ông Tư Bảo), ông tổ nghề kềm cắt móng tỉnh Bến Tre đã qua đời vào lúc 20 giờ 45 phút, ngày 17 tháng 7 năm 2009 (nhằm ngày 25/5 âl).

Nghe tin ông mất, những người thợ làm kềm cắt móng ở các nơi về thăm viếng, chia buồn gia đình, tiễn đưa một người thợ tài hoa, bậc thầy của các người thợ và bậc sư tổ của nghề sản xuất, kinh doanh kềm cắt móng của Việt Nam về nơi yên nghỉ cuối cùng.

Để tỏ lòng biết ơn và ghi nhận công lao sáng tạo ra cây kềm cắt móng của ông Tư Bảo, ông Nguyễn Minh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc cùng những người thợ của công ty kềm NGHĨA đã đến dâng hương, đọc điếu văn cảm xúc thương tiếc, tri ân và bài tỏ đạo nghĩa “uống nước nhớ nguồn” xin phép trước vong linh Ông cùng người thân trong gia đình để tưởng nhớ đến người thầy, người thợ tài hoa, chọn ngày ông Tư Bảo qua đời đó là ngày 25/5 âl hàng năm làm ngày giỗ Tổ sáng nghiệp làm kềm cắt móng hiện nay.

 

Đỗ Văn Công
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

10 lợi ích của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp

10 lợi ích của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp

10:31 AM, 26/02/2023
Chuyển đổi số không chỉ là vấn đề đầu tư vốn, mà còn là phát triển chiến lược, thực thi và giải quyết những thách thức và cơ hội đi kèm với nó.
Thông Báo Khai Trương Showroom HiOK - Tân Phú

Thông Báo Khai Trương Showroom HiOK - Tân Phú

01:10 AM, 04/01/2018
- Thời gian và địa điểm: + Ngày 10 tháng 01 năm 2018 tại 125 Tân Hương - Tân Qúy - Tân Phú -HCM. - Qùa tặng dành cho khách hàng tới tham quan và mua sắm trực tiếp: + Cấp thẻ thành viên cho khách hàng để mua sắm tiết kiệm và thông minh nhất. ---
CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ TÀI SẢN SỐ  (DIGITAL ASSET MANAGEMENT HOLDING - DAMH)

CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ TÀI SẢN SỐ (DIGITAL ASSET MANAGEMENT HOLDING - DAMH)

12:57 PM, 02/05/2018
CROWDFUNDING ✪ Giá 2.000đ/VNDS ✪ Chỉ bán tối đa 1.000.000 VNDS/Ngày ✪ Link đăng ký tại: https://goo.gl/1Eyva3
TRỞ THÀNH DIỄN GIẢ TRUYỀN ĐỘNG LỰC CHO DOANH NGHIỆP CỦA BẠN

TRỞ THÀNH DIỄN GIẢ TRUYỀN ĐỘNG LỰC CHO DOANH NGHIỆP CỦA BẠN

10:13 AM, 29/07/2022
Yếu tố tiềm ẩn đằng sau một diễn giả truyền động lực ấy là niềm đam mê. Họ có một khả năng kỳ lạ khi chia sẻ niềm đam mê thông qua ngôn từ của họ, giúp người nghe ghi nhớ thông điệp của họ.
Đừng phát triển Chapter,  Hãy Phát triển Power Team

Đừng phát triển Chapter, Hãy Phát triển Power Team

18:21 PM, 22/07/2024
Power Team là nhóm những chủ doanh nghiệp có cùng khách hàng và thị trường mục tiêu. Và 67% cơ hội kinh doanh chất lượng của bạn đến từ Power Team
3 CÁCH ĐỂ THU HÚT KHÁCH HÀNG LÝ TƯỞNG

3 CÁCH ĐỂ THU HÚT KHÁCH HÀNG LÝ TƯỞNG

10:18 AM, 29/07/2022
Doanh nhân đều biết rằng họ cần có thêm nhiều khách hàng hơn để phát triển doanh nghiệp và đạt được mục tiêu của công ty. Một trong những cách tốt nhất để có được khách hàng mới là thông qua cơ hội kinh doanh từ những người trong mạng lưới kết nối của bạn